Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

VUI- BUỒN VĂN HÓA SỐNG CỦA SINH VIÊN

0 nhận xét
Văn hóa điện thoại
Hiện nay, việc các nhà mạng điện thoại di động tung ra rất nhiều gói cước trả trước hoặc trả sau, miễn phí nhiều phút gọi nội - ngoại mạng đang khiến không ít sinh viên đâm đầu vào cuộc đua bất phân thắng bại để đem về những lợi ích riêng. Đằng sau cuộc đua ấy đang đặt ra nhiều vấn đề nảy sinh trong văn hóa giao tiếp của giới học sinh, sinh viên.
Hiện tượng sinh viên quá lạm dụng điện thoại vào những cuộc mua vui, xô bồ đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân khiến không ít sinh viên gọi điện thoại nhiều như vậy là do các nhà mạng thường tung ra những gói cước trả sau hấp dẫn. Với mỗi tháng mất khoảng 75.000 tiền thuê bao, sinh viên thỏa thích gọi nội mạng mà không mất thêm đồng nào cả. Có người dành hầu hết thời gian của mình cho việc tán gẫu, trò chuyện không mục đích. Bên cạnh đó, việc trò chuyện như vậy không chỉ ảnh hưởng tới bản thân của chính mình mà còn tác động xấu đến những người xung quanh.
Điều đáng nói ở đây là văn hóa điện thoại đang dần thâm nhập vào các giảng đường một cách tùy tiện và thiếu ý thức. Ngày xưa, khi thầy giảng bài thì trò không được làm ồn. Nhưng ngày nay thì khác, sinh viên có thể sử dụng điện thoại bất cứ ở đâu và bất kì lúc nào. Hòa quyện cùng với dòng kiến thức của thầy cô đang truyền đạt lại là những âm thanh nghe thật lạc lõng!

Trong thời đại phát triển hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận lợi ích mà chiếc điện thoại mang lại, nó có tác động lớn đến công việc và cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, trên giảng đường, chúng ta cần tôn trọng giảng viên, tôn trọng bạn học. Vì vậy, mỗi sinh viên nên để máy ở chế độ rung, và khi có báo hiệu từ máy, ta nên cúi đầu chào thầy/cô như một lời "xin phép” để đi ra ngoài.
Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có một cái nhìn đúng hơn về văn hóa ứng xử với điện thoại. Nếu không, hiện tượng này cứ tiếp diễn ra và đang trở thành trào lưu, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của sinh viên chúng ta.

Văn hóa đọc 
Sinh viên bây giờ lười hơn trong việc đọc sách. Việc đọc sách của sinh viên ngày nay được coi như là một thứ “xa xỉ” bên cạnh những việc khác trong cuộc sống thường ngày – đó là những nhận xét chung của nhiều giảng viên của các trường đại học.
Ngoài các buổi lên lớp, thời gian còn lại được các bạn sinh viên tận dụng tối đa cho những việc khác như: đi chơi, đi làm thêm,… Nhiều sinh viên cho rằng, chỉ cần đủ điểm qua môn là được, đâu nhất thiết phải đọc nhiều sách.
Chị Mai, sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “Ngoài thời gian trên giảng đường, thời gian còn lại chị dành cho việc đi làm thêm kiếm tiền. Việc đọc sách với chị chỉ được để dành cho tháng ôn thi hết môn hay viết tiểu luận giữa kỳ mà thôi”.
Còn thư viện, nơi cất chứa biết bao tri thức của nhân loại, chỉ được sinh viên trưng dụng trong thời gian ngày thi. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Thư viện Quốc gia, số lượt bạn đọc là 268 983 người trong đó sinh viên là 187 862 lượt. Cũng theo số lượng thống kê, sinh viên chỉ lên thư viện học đông nhất vào thời gian thi cử, còn vào những ngày thường số lượng là rất ít. Vào những ngày thi cử, từ thư viện trường đến thư viện quốc gia luôn luôn trong tình trạng quá tải, nhiều bạn sinh viên trường tự nhiên và nhân văn luôn tới trường từ sớm để tranh thủ tìm chỗ ngồi. Đến muộn thì không có chỗ trống nào để ngồi hết.
Thế nhưng, vào những ngày thường, các thư viện luôn vắng người.  Anh Toàn, sinh viên một trường đại học cho biết: “Khi nào thi mới cần lên thư viện để tìm sách đọc còn vào những ngày bình thường, lên thư viện đọc sách thà đi chơi hay ở nhà còn hơn”.
Anh Việt, phòng phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quốc gia, nhận định: “Hầu như các bạn sinh viên lên thư viện đọc sách mang tính chất đối phó để vượt qua kỳ thi, phục vụ cho công việc học tập chứ không có ý đọc để nghiên cứu, tìm hiểu sâu cho việc mai đây ra trường. Bên cạnh đó, những cuốn sách hay có thể làm thay đổi cuộc đời, tư duy thì chẳng bao giờ họ động tới.”

Điều này cho thấy văn hóa đọc trong sinh viên đang dần bị mai một. Để văn hóa đọc được nhân rộng và phát triển hơn, cần có những biện pháp cụ thể kích thích niềm đam mê việc đọc sách của sinh viên, có như vậy văn hóa đọc mới được nhân ra rộng rãi. Và thư viện cũng như phòng đọc của Trường Đại học Tài chính – Marketing hiện nay có rất nhiều những đầu sách hay, bổ ích. Các bạn sinh viên chúng ta nên tập những thói quen tốt này để cung cấp cho mình những điều thật sự có ích mà chỉ có sách mới có thể mang lại!

Văn hóa ăn mặc
Không như học sinh phổ thông thường mặc theo mẫu đồng phục, khi lên đại học, sinh viên được thoải mái hơn, nhưng không vì thế mà coi thường phép lịch sự và tính thẩm mỹ trong cách ăn mặc.
Nếu ở bậc học THPT, hầu như các trường đều bắt học sinh mặc đồng phục khi đến trường thì lên Đại học, như một sự giải phóng khỏi khuôn khổ do nhà trường quy định, sinh viên có thể thoải mái mặc những gì mình thích. Nhưng đôi khi, chính sự thoải mái trong môi trường Đại học, khiến nhiều sinh viên ăn mặc theo phong cách thái quá, vượt qua giới hạn về văn hóa ăn mặc trong môi trường sư phạm.
Cách ăn mặc của sinh viên ta giờ cũng khiến không ít người phải ngạc nhiên và lắc đầu không nói. Đối với sinh viên con nhà giàu mốt bây giờ là tóc kiểu xoăn mì tôm, quần xì-kề (CK)... đến trường phải là xe @ hay xe tay ga xịn, kèm theo là những phụ kiện của một dân hightech chính hiệu: laptop, điện thoại di động...

Phải chăng càng học lên cao, văn hóa ăn mặc của một số sinh viên lại càng đi xuống thấp? Mặc như thế nào khi lên giảng đường cũng chính là thể hiện thái độ tôn trọng của sinh viên đối với thầy cô giáo của mình. Đôi khi, văn hóa mặc của sinh viên cũng làm cho nhiều thầy cô không thoải mái mỗi khi lên lớp giảng dạy.
Người xưa thường nói “Trông mặt mà bắt hình dong”. Từ cách nhận xét đó, cũng có thể suy rộng ra: Nhìn cách ăn mặc, có thể biết anh hay chị là ai, là người tử tế, vốn quen với nếp sống có văn hóa hay thuộc loại đua đòi “trưởng giả học làm sang” !?

Tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng đều không quy định trang phục đối với sinh viên nhưng với trường của chúng ta – Đại học Tài chính – Marketing thì khác, các bạn sinh viên khi đến trường phải mang quần xẫm màu cùng với áo trắng tinh khôi càng tạo nên vẻ đẹp thuần khiết và một nết văn hóa đậm chất sinh viên UFM.

Lê Quốc Khang - PVT
Read more...

Bản tin thể thao: ĐH Tài chính-Marketing – CĐ GTVT: "Cầm vàng lại để vàng rơi"!

0 nhận xét
Lượt đấu thứ 2 tại bảng B trong khuôn khổ giải “Vô địch bóng đá sinh viên toàn thành lần 10” diễn ra tại sân bóng đá Hoàng Nguyên sáng 30/10/2011 vừa qua đem lại nhiều bất ngờ cho khán giả cũng như người trong cuộc.

Trận đấu thứ nhất giữa CĐ Bách ViệtCĐ Nghề khép lại với tỉ số cách biệt nghiêng về phía CĐ Bách Việt. Được xem là một đội mạnh tại bảng B, là ứng cử viên cho chiếc vé vào vòng trong, không mấy ngạc nhiên khi trong vòng nữa hiệp 1 CĐ Bách Việt đã sút tung lưới đối phương đến 3 lần và không mấy khó khăn để dự đoán kết quả chung cuộc.

Tâm điểm ngày hôm nay là trận cầu giữa ĐH Tài chính-MarketingCĐ GTVT. Vừa cầm hoà CĐ Bách Việt trên sân Thống Nhất, ĐH Tài chính-Marketing vào trận với tâm lý thoải mái,tự tin.
Có cuộc gặp sớm trước trận đấu với đội bóng ĐH Tài chính-Marketing, đội phóng viên chúng tôi có dịp phỏng vấn một số thành viên của đội. Theo đó, đội bóng không đặt mục tiêu qua cao vào trận này, với tinh thần “Vui là chính, giao lưu học hỏi” tuy nhiên các cầu thủ vẫn quyết tâm thi đấu hết mình để tạo ra nhiều bất ngờ trên sân. Là đối thủ không mấy xa lạ, đội bóng trường ta hiểu rõ về khả năng cũng như lối chơi của CĐ GTVT, song HLV Đặng Văn Út không cho phép các học trò có tâm lý chủ quan, thận trọng bố trí đội hình nhằm khắc chế tối đa lối chơi của đội bạn.

 
Các cầu thủ của ĐH Tài chính-Marketing làm nóng trước trận đấu

Ra sân với đội hình kim cương 4-4-2 (D), với ý đồ chơi phòng ngự phản công và phối hợp bóng ngắn theo phong cách tiqui-taqua (tiki-taka) của Tây Ban Nha, ĐH Tài chính-Marketing muốn tạo tình huống nguy hiểm từ các pha phối hợp đồng đội ở trung lộ. Trận đấu này trường ta có nhiều sự thay đổi về vị trí trên sân so với trận gặp CĐ Bách Việt, có lẽ HLV Đặng Văn Út muốn bảo toàn lực lượng cho trận đấu quyết định gặp CĐ Nghề ở lượt sau.

Sau tiếng còi khai cuộc ít phút, CĐ GTVT chủ động dâng cao đội hình nhằm giành quyền kiểm soát trận đấu, liên tiếp là các pha phạt góc, đánh biên uy hiếp khung thành đội bạn. Ngược lại các cầu thủ ĐH Tài chính-Marketing tập trung chơi phòng ngự chắc chắn tìm kiếm sơ hở của đối phương. Phút thứ 10, từ tình huống chọc khe thẳng vào trung lộ, tiền đạo Việt (8) của đội ta băng xuống thoát khỏi sự truy đuổi của hậu vệ, tuy nhiên anh đã không chiến thắng trong pha đối mặt với thủ thành đối phương.

 
Pha tranh chấp bóng giữa cầu thủ hai đội

Phút 18, CĐ GTVT lên tiếng đáp trả, từ pha tranh chấp bóng ở khu vực cánh trái, bóng được chuyền thẳng vào vùng cấm địa, không bỏ lở cơ hội, tiền đạo Phúc mang áo số 10 thực hiện cú đẩy bóng cao ngoài tầm với của thủ môn, đem về bàn thắng đầu tiên cho CĐ GTVT.
Sau khi phải nhận bàn thua, hàng tiền vệ của trường ta nhanh chóng dâng cao hỗ trợ tấn công nhằm tìm kiếm bàn gỡ, các pha phát động tấn công liên tục được biến hoá từ biên đến trung lộ, xuất phát từ các đường chuyền của 2 tiền vệ cánh Quân (18) và Tam (12). Nỗ lực đó cuối cùng cũng được đền đáp, phút 40, từ pha tạt bóng bổng sâu vào trung lộ, lợi dụng khoảng trống hàng phòng ngự của đối phương, tiền đạo Nam (11) có pha bức tốc băng xuống đệm bóng cận thành, đưa trận đấu về vạch xuất phát.

Bước sang hiệp 2, ĐH Tài chính-Marketing chơi giãn đội hình nhằm khai thác tối đa khoảng trống của đối phương. Phút 55 của trận đấu, Tam (12) bị phạm lỗi trong khu vực 16m50 mang lại cơ hội dẫn trước cho đội bóng trường ta. Không bỏ lỡ cơ hội, đội trưởng Nghĩa (17) thực hiện thành công quả penalty, đem về lợi thế dẫn bàn cho đội nhà.

 
Đội trưởng Nghĩa thực hiện thành công quả penalty

Dẫn trước với tỉ số 2-1, tưởng chừng như các cầu thủ ĐH Tài chính-Marketing sẽ thận trọng bảo vệ kết quả đến cuối trận, chỉ ít phút sau, CĐ GTVT đã dội một gáo nước lạnh dập tắt hy vọng của các cầu thủ đội bạn, từ tình huống mắc lỗi trong khâu bọc lót của hậu vệ trường ta, tiền đạo đội bạn băng xuống trong tư thế không việt vị, buộc thủ thành Như Chiến (22) phải vào lưới nhặt bóng lần thứ hai.
Từ đó, trên sân liên tiếp diễn ra những đợt tấn công và pha tranh chấp bóng đầy nguy hiểm từ phía hai đội, tuy nhiên tỉ số 2-2 được bảo toàn đến cuối trận.

Phát biểu sau trận đấu, HLV Đặng Văn Út khá hài lòng từ màn trình diễn của các học trò,  cùng với việc khắc phục những sai lầm không đáng có, đội bóng sẽ tăng cường chế độ luyện tập và chuẩn bị kỹ càng hơn nữa cho trận quyết định sắp tới.

Bài viết và hình ảnh: Hồ Thế Lực - Nguyễn Thụy Tường Vân (PV-PVT)
Read more...
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Ngày hội bầu chọn cho vịnh Hạ Long

0 nhận xét

Hưởng ứng chương trình bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới thế giới do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhằm tuyên truyền đẩy mạnh hơn nữa trong việc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long, Ban Thường vụ Thành Đoàn phát động đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi thành phố tích cực tham gia chương trình “Ngày hội bầu chọn cho Vịnh Hạ Long” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức như sau:
1. Thời gian: Từ 08g30 – 11g30 ngày 29/10/2011 (Thứ bảy).
2. Địa điểm:  Sân 37 A - Nhà Văn hóa Thanh niên.
                               (Số 04 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1)
 3. Chương trình:
+ Chương trình biểu diễn các tiết mục văn nghệ do Nhà văn hóa Thanh niên thực hiện.     
+ Thực hiện bầu chọn trực tiếp cho Vịnh Hạ Long qua tin nhắn “hl” gửi 147 và bình chọn qua website: www.new7wonder.com với chủ đề “Hạ Long quyến rũ”.

 Mong các bạn đoàn viên - thanh niên tham gia đông đủ và nhiệt tình.


Phóng viên trẻ - UFM
Read more...

Thông Báo Tổ chức Cuộc thi "Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Kinh tế" năm 2011

0 nhận xét
Nhằm tạo một sân chơi chung cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin và sinh viên các khối ngành kinh tế vận dụng những kiến thức, kĩ năng, niềm đam mê và sự sáng tạo của mình khi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập và giải quyết các công việc liên quan sau khi sinh viên ra trường. Cuộc thi là sự phối hợp hài hòa giữa kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh tế. Ngoài ra, cuộc thi còn giúp nâng cao các kĩ năng mềm cho sinh viên như các kỹ năng cơ bản trong tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình. Chính vì thế, CLB Tin học - Khoa CNTT tổ chức cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế" năm 2011.

(*) Hình thức dự thi: Thi theo đội tuyển tham dự từng khoa.
(*) Đối tượng dự thi:
  • Tất cả sinh viên đang theo học tại trường ĐH Tài chính - Marketing.
  • Mỗi khoa thành lập từ 02 đến 03 đội tuyển tham dự cuộc thi. Mỗi đội tuyển gồm 4 thành viên. BCH Liên chi hội các khoa nộp danh sách đội tuyển tham gia dự thi về Văn phòng Đoàn - Hội (trước ngày 06/11/2011).
(*) Thời gian:
  • Vòng thi sơ loại: chủ nhật (ngày 13/11/2011)
  • Vòng thi bán kết: Thứ bảy và Chủ nhật (ngày 19,20/11/2011)
  • Vòng thi chung kết: Chủ nhật (ngày 27/11/2011)
  • Địa điểm: Cơ sở 3 - 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, KP1, P. Tân Hưng, Quận 7
(*) Hình thức thi:
  • Vòng thi sơ khảo:
- Các đội thi trắc nghiệm trên máy tính với bài thi xoay quanh các kiến thức liên quan tới tin học: Microsoft Office Word 2007, Excel 2007, Access 2007, PowerPoint 2007, Internet,... các sự kiện, thông tin trong lĩnh vực công nghệ thông tin,... Riêng các đội tuyển thuộc khoa CNTT có thêm phần kiến thức chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực: cấu trức máy tính, lập trình, cơ sở dữ liệu...
- Kết thúc vòng sơ khảo, BTC sẽ chọn ra 01 đội cao nhất đại diện cho mỗi khoa tham dự vòng bán kết, trong đó khoa CNTT sẽ có 02 đội được chọn.
  • Vòng Bán kết:
- Mỗi đội trình bày một ý tưởng kinh doanh liên quan đến lĩnh vực CNTT
- Kết thúc vòng bán kết, 4 đội có tổng số điểm cao nhất của 2 vòng thi sẽ được quyền đi tiếp vào vòng chung kết.
  • Vòng Chung kết:
- Phần 1: "Khởi động" - Các đội thi hai kỹ năng soạn thảo văn bản với Microsoft Word 2007 và sử dụng bảng tính trong Microsoft Excel 2007.
- Phần 2: "Phối Hợp" - Mỗi đội cử ra một thành viên trả lời câu hỏi trong các gói với số điểm khác nhau tương ứng với thời gian trả lời khách nhau. Kiến thức xoay quanh các tin tức, sự kiện liên quan đến CNTT và kinh tế.
- Phần 3: "Hùng Biện" - Các đội tiến hành tranh luận với nhau về 1 tình huống hoặc 1 sự kiện có nội dung xoay quanh các lĩnh vực CNTT và kinh tế.
(*) Cơ cấu giải thưởng.
  • 1 Giải nhất: quà tặng, tiền thưởng 2.000.000 và giấy chứng nhận.
  • 1 Giải nhìt: quà tặng, tiền thưởng 1.500.000 và giấy chứng nhận.
  • 1 Giải ba: quà tặng, tiền thưởng 1.000.000 và giấy chứng nhận.
  • 1 Giải khuyến khích: quà tặng, tiền thưởng 500.000 và giấy chứng nhận.
Rất mong sự tham gia và ủng hộ của các bạn sinh viên! Mọi chi tiết, các bạn vui lòng truy cập trang web chính thức của cuộc thi tại địa chỉ: www.itufm.com hoặc Văn phòng Đoàn - Hội. Xin cảm ơn!

Câu lạc bộ Tin học - Khoa CNTT
Phóng viên trẻ - UFM
Read more...

Thông Báo: Danh sách BTV-PTV được chọn vào vòng Phỏng vấn cuối cùng!

0 nhận xét
1. Vị trí Biên Tập Viên:
  • Chuyên mục Văn Hóa - Giải Trí:
  1. Bùi Linh Đan 11CMA1
  2. Lê Quốc Khang 11DQT1
  3. Trịnh Thị Thảo Nhi 10DMA
  4.  Lê Nguyễn Anh Thoại 11DKQ2
  5. Đoàn Thị Bích Ngọc 11DQT3
  6. Nguyển Thị Hà My 10DMA
  • Chuyên mục Giáo dục - Kinh tế - Xã hội:
  1. Hồ Thế Lực 11DMA1
  2. Nguyễn Thụy Tường Vân 11DMA1
  3.  Nguyễn Thị Kiều My 10DMA
  4.  Trần Thị Hồng 11DQT3
  5.  Nguyễn Thị Cẩm Nguyệt 11DQT3
  6.  Trần Thị Thu Thủy 11DQT3
  7.  Nguyễn Ngọc Anh Thư 11DMA1
2. Vị trí Phát thanh viên
  • Kết quả buổi casting MC ngày 15/10/2011:
  1. Nguyễn Trần Thuỳ Dung 10DNH2 
  2.  Trần Phú Lâm 11CQT
  3.  Trần Hữu Toàn 11DTA1
  4.  Thái Tiểu Phụng 11DTA1
  5.  Trần Huỳnh Minh Nhân 11DTA1
  6.  Huỳnh Thị Kim Sâm 11DQT3
  7.  Hồng Ngọc Phương Dung 11DQT1
  8.  Nguyễn Phạm Khánh Phương 11CKN
  9.  Phạm Lê Phương Nghi 11DMA1
  10.  Nguyễn Thanh Tú 10CTM1
  11.  Lục Thanh Đan 11DMA1
  12. Lê Hoàng Anh Thư 11DTX1
  13.  Võ Minh Tân 11DTC1
  14.  Vương Thị Yến Phương 11DTA2
  15.  Nguyễn Thị Thái Hà 09DNH2
  16.  Nguyễn Chí Công  11DQT1
  17. Trần Thị Lê Thu 11DTA1
  • Vị trí Phát thanh viên theo đơn dự tuyển:
  1. Lê Thị Ái Vy 11DTX2
  2. Huỳnh Thị Cẩm Tú 09DNH1
  3.  Nguyễn Hà Anh Thi 10DNH2
  4.  Trần Thị Mỹ Ly 11DQT3
  5.  Phạm Thị Thu Thảo 11DQT3
  6. Huỳnh Đăng Bảo Hân 11DMA1
  7.  Trịnh Trọng Nguyên 10CBH
  8. Nguyễn Thị Thùy Trang 11DQT3
  9.  Lê Thị Ngọc Hân 10CTK
  10.  Nguyễn Uyên Thảo 10DMA
  11.  Trần Lê Diệu Hiền 11CMA2
  12.  Hoàng Đức Tuấn 10DQT1
  13.  Nguyễn Hoàng Minh Tâm 11CMA2

Trên đây là danh sách các bạn đã được chọn vào vòng cuối cùng! Mời các bạn có mặt vào lúc 17h30, Ngày 29/09/2011 tại Cơ sở 2 - Số 2C Phổ Quang, Q.Tân Bình!
Các bạn tham gia dự tuyển không được chọn vào vòng cuối này thì cũng đường buồn nhé! Chúng tôi đánh giá rất cao tinh thần của các bạn! Mong các bạn sẽ cố gắng hơn nữa trong việc học tập hàng ngày và hãy giữ mãi ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, sự đam mê đối với công việc này để góp phần làm rạng danh hơn nữa ngôi nhà chung của chúng ta - trường Đại học Tài chính - Marketing!
Trong thời gian sắp tới, khi đội Phóng viên trẻ đã lớn mạnh và mở rộng quy mô thì chúng tôi sẽ liên lạc với các bạn! Mong các bạn ủng hộ!
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên rất nhiều!

Phóng viên trẻ - UFM
Read more...
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Bản tin thể thao (Chủ nhật, ngày 23/10/2011): Tài Chính – Marketing – Đêm cảm xúc thăng hoa

0 nhận xét

Tối qua, ngày 22/10/2011, tại sân vận động Thống Nhất, giải bóng đá Sinh viên toàn thành đã diễn ra trong không khí sôi động và hào hứng của hơn 4000 cổ động viên và 600 cầu thủ đến từ các trường như Cao Đẳng Bách Việt, Đại học Sư phạm, Đại học Tài Chính – Marketing…
Đến tham dự lễ khai mạc còn có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo các trường, đại diện nhà tài trợ và sự góp mặt của 3 ca sĩ Phương Thanh, Dương Triệu Vũ và Đàm Vĩnh Hưng đã cháy hết mình cùng sức trẻ các trường. Trước khi bước vào Lễ khai mạc, những câu khẩu hiệu mang đậm chất sinh viên và nhiệt huyết của Tuổi trẻ đền từ 2 trường Đại học Tài Chính – Marketing và Cao Đẳng Bách Việt vang lên như góp phần tiếp thêm sức mạnh cho các đội trứơc khi bước vào mùa giải năm nay.




Ngay sau Lễ khai mạc là lượt thi đấu của 2 đơn vị: Trường Đại học Tài Chính – Marketing và trường Cao Đẳng Bách Việt. Dưới sức chứa hơn 20.000 người; khán đài B ngập trong sắc vàng của trường Đại học Tài Chính – Marketing với những đợt sóng cổ vũ hừng hực khí thế. Bài hát Ai hỏi cháu học trường nào đấy kết thúc bằng câu khẩu hiệu “Tài chính - Marketing” được hô vang khẳng định niềm tự hào về mái trường và là một phát pháo thổi bùng khí thế trận mở màn của những tuyển thủ trường ra quân trong màu áo vàng hoàng kim.



Được đánh giá là đội mạnh nhất mùa giải, Bách Việt ra sân trong trang phục áo đen – quần đen và có những pha cướp bóng, dẫn bóng  xâm nhập vào vòng 16m50 rất bài bản, chuyên nghiệp. Đội bạn hoàn toàn áp đảo khung thành của thủ thành Nguyễn Tất Danh suốt hiệp thi đấu thứ nhất. Và cứ mỗi lần như thế, hàng thủ của Tài Chính – Marketing lại một lần lăn xả hết mình bảo vệ vững chắc mành lưới. Phối hợp nhịp nhàng, tấn công mau lẹ, Cao Đẳng Bách Việt như đang khẳng định đẳng cấp của một đội mạnh kèo trên.




Nhưng may mắn đã không mỉm cười với họ mà đến với sắc vàng của trường Đại học Tài Chính – Marketing. Bằng tinh thần hăng say của tuổi trẻ, những chàng trai vàng ngày hôm nay đã cống hiến cho người xem một trận cầu ngoạn mục. Tuy ít nhưng mỗi lần lấy được banh, những chiếc áo vàng dũng mãnh lao xuống và xâm nhập vòng cấm địa. Đã có những lúc khán đài im thin thít như đang hoà chung vào bước chân của 11 chàng trai có mặt trên sân. Để rồi reo vui vỡ oà sung sướng với những pha cứu thua xuất sắc của thủ môn. Bên cạnh đó, các chàng trai hàng Hậu vệ đã luôn làm tốt vai trò rào chắn sau những pha phá bóng, tranh chấp và vây chặt tiền đạo đội bạn.





Ngã sau những pha tranh chấp bóng. Những chiếc băng ca lần lượt di chuyển vào đưa cầu thủ của trường Đại học Tài Chính – Marketing ra sân. Không 1 săn sóc viên đến quan tâm. Họ lặng lẽ nén nỗi đau vào bên trong và mạnh mẽ đứng lên. Mỗi lần những chàng trai ấy ngã xuống, trên khán đài lại hô vang bài hát cổ động “Vàng ơi…nào Đá đi, Đá đi, Đá đi. Vàng ơi…nào Sút đi Dzô đi Dzô đi”. Tất cả như đồng lòng mong muốn đem đến vinh quanh và chiến thắng. Bị ép sân gần 90 phút, nhưng những chàng trai vàng vẫn sẵn sàng tận dụng tất cả thời cơ có thể để tấn công xuống khung thành đội bạn. Tuy nhiên, Đại học Tài Chính – Marketing thật sự cần một chân sút sẵn sàng bùng nổ làm nên những bàn thắng huy hoàng. Họ vẫn còn thiếu một chút nỗ lực và tính dứt khoác khi bỏ lỡ khá nhiều cơ hội uy hiếp khung thành đối phương. Đó là một bài học cần rút kinh nghiệm cho những lần ra quân tiếp theo.





Buổi tối hôm nay, tinh thần đồng đội của đội quân áo vàng đã thật sự làm đội bạn thán phục và nản lòng vì vô số những cơ hội bị đánh cắp. Kết quả 0 – 0 đã thể hiện sức mạnh của ý chí, đồng lòng sẵn sàng quật ngã bất cứ rào cản nào. Chúc mừng những chàng trai vàng trường Đại học Tài Chính – Marketing. Và chúc mừng Nhà cầm quân Đặng Văn Út đã dẫn dắt đội tuyển qua những mùa giải. Cầm hoà với đội mạnh nhất bảng, đó không chỉ là niềm vui của cầu thủ, mà còn là niềm hạnh phúc của những Cổ động viên đã vững lòng theo dõi họ cho đến tận phút cuối cùng. Nhưng hôm nay chỉ mới là bắt đầu. Chặng đường phía trước vẫn còn lắm gian nan, hãy luôn vững lòng và nỗ lực hết sức mình vì màu cờ sắc áo của trường Đại Học Tài Chính – Marketing.

 



Bài viết: Cao Ngọc Thiên Trúc – CTV_PVT.

Hình ảnh: Nguyễn Thành Đạt - PVT
Read more...

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Web Hosting