Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Nền giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam hiện nay: Kỳ 1: Cảnh báo từ các chuyên gia

0 nhận xét
Nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục Đại học, dường như đang ngày càng trở nên là vấn đề gây tranh cãi khi các chuyên gia trong và ngoài nước lên tiếng cảnh báo về sự sa sút nếu không muốn nói là khủng hoảng, của hệ thống Đại học- Cao đẳng Việt Nam…

Càng cải cách thì càng thụt lùi

Giáo dục Đại học – Cao đẳng đang trở thành chủ đề bàn thảo nóng bỏng trong các kỳ họp Quốc hội gần đây. Cải cách? Cải cách ở đâu, như thế nào? Luôn là những câu hỏi đau đầu cho toàn thể đại biểu Quốc hội cũng như Bộ GD-ĐT mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng cũng như chưa cụ thể hoá được bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề nêu trên.

Chương trình đào tạo của ta đang “nối đuôi” so với thế giới

Nhìn lại chặng đường phát triển của nền giáo dục Đại học – Cao đẳng nước nhà, sự thật phơi bày trước mắt là hầu như không có bất kỳ trường Đại học, Cao đẳng nào trong số gần 400 trường của Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường hàng đầu thế giới về chất lượng giảng dạy, trong khi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore đều có các trường nằm trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Để giải thích cho thực trạng này, chúng ta đành thừa nhận rằng chương trình đào tạo đang “nối đuôi” so với thế giới của nước ta ngày càng xa chuẩn quốc tế  

Người dân Việt Nam đã dần mất hết niềm tin vào hệ thống giáo dục. Con em các gia đình khá giả, những gia đình quan chức đổ xô du học nưới ngoài, một nguồn lớn vốn chất xám đầu tư cho nền giáo dục bị tụt khỏ tầm tay. Làm sao để giữ chân các bạn trẻ chúng ta học tập ngay trên đất nước mình?

Ai cũng hiểu cải cách không phải một sớm một chiều nhưng ít ra cũng phải có một giải pháp chiến lược cụ thể. Điều cấp thiết nhất hiện nay là Bộ phải thừa nhận thực trạng nền giáo dục nước nhà và mạnh dạn từ bỏ những lề lối giảng dạy cũng như chương trình lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp. Cần đổi mới tư duy dạy học, không nên nhồi nhét cho sinh viên một lượng lớn lý thuyết mà nên dạy cho họ biết cách tiêu hoá, vận dụng lượng lớn kiến thức đó. Thời buổi hội nhập với thế giới thì việc chủ động liên kết quốc tế về giáo dục là việc làm tất yếu, tuy nhiên cần minh định rõ không nên để việc hội nhập đó dẫn đến hậu quả “đem mầm lúa nước nhà gieo trồng trên đất ruộng nước khác”. Thống kê cho thấy, chưa đến 10% sinh viên sao khi được đưa đi đào tạo nước ngoài chấp nhận quay về làm việc tại Việt Nam.

Trao quyền tự chủ cho các trường !

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, nền giáo dục nước nhà đang ngày một chuyển mình theo sự vận động của thế giới nhưng phương pháp quản lý thì chậm hoặc không thay đổi, do đó việc trao quyền tự chủ cho các trường là cách làm mới nhằm thay đổi cơ chế quản lý trong ngành giáo dục.




Dự án Luật giáo dục đại học đã cụ thể hóa các quy định khung của Luật giáo dục về giáo dục đại học, là luật chuyên ngành đầu tiên quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục đại học.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UB VH-GD-TTN&NĐ) cho rằng, các đại học đa lĩnh vực tổ chức theo hai cấp phải có quyền tự chủ cao để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo UB VH-GD-TTN&NĐ, đây là yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển giáo dục đại học, nhất là trong tình trạng cơ chế xin – cho còn khá phổ biến như hiện nay.            
Theo baodatviet.vn 

Tuy nhiên việc giao quyền tự chủ cho các trường không có nghĩa là thả lỏng cơ chế đào tạo, các trường vẫn phải đệ trình lên Bộ để chịu sự giám sát chặt chẽ trong hoạt động tự chủ của mình, đặc biệt ở việc tuyển sinh. Tuyệt đối xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động đối với các trường tuyển sinh chạy theo lợi nhuận, khi mà năng lực đào tạo không đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh.


 Ngoài ra, có một số ý kiến nên để các trường tự chủ về chương trình giảng dạy. Thực tế cho thấy, chương trình đào tạo của các trường chỉ khác nhau chừng 20-30%, còn lại hoàn toàn giống với chương trình khung mà bộ đã đề ra. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả yếu kém của chương trình đào tạo chung quy cũng từ việc tuân thủ một cách cứng nhắc chương trình mà Bộ đề ra. Cần chủ động giảm tải chương trình, thời lượng các môn không cần thiết để tập trung cho việc giảng dạy môn chuyên ngành mà sinh viên đang theo học. Chúng ta không có bất kỳ lý do gì phản đổi việc các trường tự soạn chương trình giảng dạy cho riêng mình. Mỗi trường một thế mạnh đào tạo riêng, cần để các trường phát huy tối đa những ưu điểm mình có được để truyền đạt cho sinh viên, đây cũng là một cách cạnh tranh lành mạnh giữa các trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Bài toán trường Đại học-Cao đẳng “khát” giảng viên!

Hiện nay chỉ có một số trường đại học công lập thuộc top trên là có nguồn giảng viên chính thức đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy. Còn các trường ngoài công lập, nguồn giảng viên chủ yếu là thỉnh giảng từ các trường công lập "chạy sô" qua.



"Chúng ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ thầy giáo, đặc biệt là thầy giáo giỏi. Nhiều năm qua chúng ta đã chú trọng giáo dục, nhưng lại quên đi vai trò quyết định của người thầy. Trường đại học đua nhau mở một cách ồ ạt, sinh viên tăng quá nhiều, trong khi giảng viên lại rất thiếu. Mà không thầy thì đố mày làm nên, vấn đề này là muôn thuở"
Chia sẽ của PGS - TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM
 
Không chỉ thiếu ở số lượng, giảng viên giỏi có trình độ tiến sĩ tại các trường cũng thuộc dạng hiếm, chủ yếu là thạc sĩ và cử nhân. Hiện nay, trong cả nước, giảng viên trường đại học có trình độ tiến sĩ chỉ khoảng 15-16%. Chiến lược phát triển của Bộ GD&ĐT đặt ra tới năm 2020 phải tăng lên 25% trên phạm vi toàn quốc.
Bắt nguồn từ sự thiếu hụt đó, hiện nay các trường đang ồ ạt tuyển giảng viên cho kịp chỉ tiêu đặt ra, chính vì vậy nên sự thiếu sót trong khâu kiểm tra chất lượng giảng viên là điều khó tránh khỏi



Là một trong những trường ĐH tư thục có thâm niên, nhưng đến thời điểm này ĐH Văn Lang mới đầu tư phát triển được gần 50% giảng viên chính thức (429/955 giảng viên), còn lại là mời giáo viên từ các trường khác trong thành phố hoặc doanh nghiệp.


Tương tự, tại ĐH Hùng Vương, lượng giảng viên chính thức của trường gần 400 (chiếm hơn 50% đội ngũ giảng viên toàn trường), còn lại là giáo viên thỉnh giảng trả lương theo giờ. Trong đó các ngành kinh tế có lượng giảng viên nhiều nhất do số lượng sinh viên đông hơn. Đại diện nhà trường cho biết, trường đang phải sử dụng một lượng lớn giảng viên là những người đã về hưu để làm công tác giảng dạy
Theo VNExpress

Theo các chuyên gia, để phát triển giáo dục đại học hay giáo dục nói chung, Bộ và bản thân các trường phải có chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên giỏi.
Ngoài đội ngũ tiến sĩ do Bộ Giáo dục gửi đi đào tạo nước ngoài theo đề án Chính phủ, hiện các trường đại học đều có chiến lược gửi giảng viên đi học dưới dạng hợp tác đào tạo. Tuy nhiên, mối lo mà hầu hết trường gặp phải là điều kiện của mình chưa đủ sức hấp dẫn để giữ chân những người có trình độ cao ở nước ngoài về.

Cuộc chạy đua giữa các trường công lập và ngoài công lập…
            Hiện nay việc các trường Đại học-Cao đẳng ngoài công lập mọc lên vô số, đưa số lượng trường Đại học-Cao đẳng ở nước ta lên con số gần 400 trường, đây là một tín hiệu đáng mừng vì số lượng trường càng nhiều sẽ đáp ứng được nhu cầu học đại học của người dân. Tuy nhiên mặt trái của việc này là có nhiều trường ngoài công lập đang đi chệch khỏi đường ray “giáo dục” để hướng đến mục tiêu “lợi nhuận”. Việc các trường này ra sức tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trong khi điều kiện mặt bằng và đội ngũ giảng viên còn hạn chế đang là mối quan tâm lớn của xã hội, đặc biệt đối với các bậc phụ huynh có con em đang theo học. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã ra quyết định “Không phân biệt bằng cấp Đại học-Cao đẳng giữa công lập và ngoài công lập” nhưng thật tình mà nói cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên các trường công lập thường cao hơn
            Hơn nữa, tuy có được điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hơn các trường công lập nhưng do học phí cao và chịu nhiều ý kiến trái chiều từ xã hội nên cơ hội tuyển sinh của các trường này là không nhiều.Bên cạnh đó, hiện tượng phải đóng cửa các ngành học do không đủ chỉ tiêu thường xuyên xảy ra ở các trường ngoài công lập.


GS-TS Đào Văn Lượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, chia sẻ một thực trạng đáng buồn là sau khi thành lập, các trường ngoài công lập đóng thuế không khác gì một doanh nghiệp, chưa kể còn chịu dư luận không tốt từ xã hội. Ngay như Bộ GD-ĐT, chỉ tiêu tuyển sinh là do bộ giao xuống các trường nhưng cách tuyển sinh ba chung lại làm khó các trường bởi điểm sàn  

Dù đã đưa điểm trúng tuyển bằng điểm sàn nhưng hiện nay một số trường công lập có xu hướng hạ điểm chuẩn một số ngành bằng với điểm sàn của Bộ, càng làm các trường ngoài công lập gặp khó khăn hơn trong việc tuyển sinh
Các trường dân lập mở ngành đa số dựa trên tiêu chí tốn ít tiền đầu tư như tiếng Anh, Du lịch... Nếu như trường nào cũng mở thì tạo nên sự quá tải, và thiếu thí sinh là chuyện đương nhiên. Mặt khác, chất lượng một số trường dân lập chưa đảm bảo thể hiện ở việc ghi tên giáo sư, tiến sĩ vào danh sách gíảng viên của trường nhưng thực chất có rất ít người đến dạy. Số người dạy không đủ theo quy định cũng làm cho chất lượng đào tạo xuống thấp. Đây chính là nguyên nhân thí sinh không mặn mà với trường và dù trên điểm sàn nhưng các bạn vẫn không lựa chọn.
Trước tình hình đó, Nhiều đại biểu Quốc hội và nhà giáo dục cho rằng việc mở tràn lan các trường đại học làm cho hệ thống giáo dục đại học nhiễu loạn, nhiều ngành không tuyển được thí sinh. Có đại biểu còn đề nghị giải thể trường không thực hiện đúng cam kết khi thành lập.

Hồ Thế Lực - PVT

Leave a Reply

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Web Hosting